Làm dâu quê anh... - Truyện ngắn dự thi của Hồ Loan
Sáng 29.1 (mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025), giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index xuống 107,65 điểm, thấp hơn hôm qua 0,05 điểm, đạt 107,7 điểm, tăng 0,3 điểm so với hôm qua. Trong nước, giá USD kết thúc tháng đầu tiên của năm mới giảm. So với đầu năm, giá USD trong ngân hàng thương mại niêm yết trước kỳ nghỉ tết đồng loạt đi xuống như Vietcombank còn mua vào 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng, giảm 300 - 320 đồng. Tương tự, giá USD tự do cũng giảm từ 180 - 200 đồng so với đầu năm, xuống còn mua vào 25.500 đồng và bán ra còn 25.600 đồng. Giá USD thế giới đầu năm đã tăng vọt nhưng tuần cuối tháng quay đầu đi xuống. Chỉ số USD-Index sau khi vọt lên trên 109 điểm thì giảm trở lại. Đặc biệt, sau khi Tổng thống Donald Trumph chính thức nhậm chức và tuyên bố sẽ giảm lãi suất. Dù vậy, những lo ngại về chính sách tăng thuế hàng hóa nhập khẩu như tuyên bố trước đó của Tổng thống mới này vẫn khiến đồng USD duy trì ở mức cao. Mới đây, tờ Financial Times đưa tin ông Scott Bessent - người đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ - ủng hộ việc áp dụng dần dần thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ mức 2,5%. Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng lo ngại khi bình luận ông đang cân nhắc áp thuế đối với mọi thứ từ thép, đồng đến chip bán dẫn và thậm chí ông cho biết muốn mức thuế "lớn hơn nhiều" so với mức 2,5%. Thông báo của Tổng thống Trump về kế hoạch áp thuế đối với nhiều loại hàng hóa đã khơi lại những lo ngại từng bao trùm thị trường tiền tệ trong giai đoạn trước khi ông nhậm chức. Từ đó, nhiều dự báo đồng bạc xanh trong năm 2025 vẫn còn diễn biến khó lường và tiếp tục theo hướng ở mức cao khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ không mạnh tay giảm lãi suất...Bất động sản bán online thu hút khách hàng vì... ở nhà nhiều
Trước thềm năm mới, diễn viên Thanh Trúc thực hiện bộ ảnh áo dài tại một số địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM. Bước sang tuổi 30, cô khiến nhiều người trầm trồ bởi nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ. Dịp này, sao nữ 9X cũng có dịp nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình, đồng thời bật mí những kế hoạch cho năm 2025.
Tốt nghiệp ĐH ngành sức khỏe, có thể học các chuyên khoa nào, theo quy định mới?
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Huawei ra mắt tai nghe không dây có thiết kế độc đáo
Tập 11 Người kể chuyện tình lên sóng với màn tranh tài của Leo Minh Tuấn, Trần Minh Dũng và Nguyên Yunie. Ba thí sinh tái hiện loạt ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trên sân khấu, dưới sự đánh giá của dàn giám khảo gồm danh ca Thái Châu, NSƯT Vân Khánh và ca sĩ Dương Hồng Loan. Trong đêm thi, Trần Minh Dũng chọn ca khúc Mái tranh chiều để tranh tài. Anh tái hiện lại giai đoạn nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đang sinh sống và làm việc nơi xứ người, nhưng trái tim vẫn hướng về quê hương, xứ sở. Nam nhạc sĩ luôn muốn những sản phẩm của mình mang đậm hình ảnh bình dị của đất nước.Thành công gợi lên hình ảnh của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Trần Minh Dũng nhận được lời khen ngợi từ NSƯT Vân Khánh. Cô cho rằng nam thí sinh đã hoàn thành tốt bài thi, từ phần hát cho đến diễn xuất. Nữ giám khảo chia sẻ thêm: “Phải nói rằng bạn rất khôn khéo khi chọn ca khúc Mái tranh chiều vì rất phù hợp với chất giọng của bạn. Khi bạn cất lên câu đầu tiên thôi, nghe tê tái luôn”.Đối với Dương Hồng Loan, nam thí sinh đã khôn khéo khi chọn một ca khúc phù hợp và có sự đầu tư tìm hiểu về tiết mục. Nữ giám khảo đánh giá đàn em thể hiện tự nhiên, như một người đang kể chuyện trên sân khấu làm cô nghẹn ngào. “Tôi không biết nói gì hơn ngoài chúc mừng bạn với một tiết mục rất nhiều cảm xúc”, Dương Hồng Loan nhận xét.Riêng danh ca Thái Châu, ông không kiềm được nước mắt vì sự đồng cảm với những người con xa quê hương, nhất là khi không được đoàn viên cùng gia đình trong những ngày tết. “May là tôi đang ở trên quê hương của mình. Đừng nói chi những người đang ở đất lạ quê người, nếu nghe bạn hát thì làm sao mà chịu nổi”, nam nghệ sĩ bật khóc. Ông nghẹn ngào: “Nghe Dũng hát, tôi không cầm lòng được. Bạn hát rất hay, thể hiện trọn vẹn tình cảm, ý nghĩa mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã gửi gắm trong ca khúc. Dũng luyến láy theo hợp âm nghe da diết, tình cảm. Có lúc, tôi cảm giác như bạn đang nói chuyện với cuộc đời và làm người nghe rung động”. Thể hiện thành công ca khúc Mái tranh chiều, Trần Minh Dũng nhận hai điểm 10 từ giám khảo Thái Châu và Dương Hồng Loan.